BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
Câu 81. / Cơ sở của sự nhân đôi nhiễm sắc thể là
a Sự tổng hợp của các nhiễm sắc thể trong phân bào
b Sự tổng hợp protêin trong tế bào
c Sư co xoắn và tháo xoắn mang tính chu kỳ của các nhiễm sắc thể trong phân bào
d Sự nhân đôi của ADN trong nhiễm sắc thể
Câu 82. / Nhiễm sác thể của HIV là
a Plasmit
b ADN vòng
c ADN thẳng
d ARN
Câu 83. / Mỗi NST của người thực chất là
a 1 phân tử ADN 2 mạch thẳng
b 1 phân tử ARN
c 1 phân tử ADN mạch đơn
d 1 phân tử ADN mạch vòng
Câu 84. / Số phân tử ADN trong 1tế bào vi khuẩn E.coli là
a 4 b 2
c 23 d 1
Câu 85. / Số phân tử ADN trong tinh trùng của người là
a 2 phân tử
b 46 phân tử
c 1 phân tử
d 23 phân tử
Câu 86. / Đặc tính của NST để nó trở thành vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là
a Ổn định về số lượng và cấu trúc
b Luôn đặc trưng cho loài
c Có khả năng tự nhân đôi, phân li và tổ hợp
d Mang hệ gen
Câu 87. / Thực chất, khi gọi bộ NST của một loài có nghĩa là
a Các NST ở tế bào sinh dưỡng của loài đó
b Tập hợp tất cả NST trong các giao tử của loài đó
c Tổng số NST trong 1 cá thể của loài đó
d Các NST trog 1 tế bào của loài đó
Câu 88. / Hai NST giống nhau về hình dạng, kích thước và thành phần gen được gọi là
a Cặp NST cùng nguồn
b Cặp NST chị em
c Cặp NST tương đồng
d Cặp NST bố mẹ
Câu 89. / Người ta gọi tế bào sinh dưỡng là
a Tê bào đơn bội (n)
b Tế bào sinh tinh
c Tế bào sinh trứng
d Tế bào lưỡng bội (2n)
Câu 90. / Thành phần cấu tạo nên NST theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là
a Crômatit --> NST kép --> NST đơn --> Crômatit
b Crômatit --> NST đơn --> NST kép --> Sợi NS
c ADN+Histon --> Nuclêôxôm --> Sợi NS -->Crômatit --> NST
d Sợi NS --> Crômatit kép --> NST kép --> NST đơn --> Sợi NS
Câu 91. / Mỗi NST đơn thực chất là
a Nhiều ADN khác nhau
b 1 đoạn ADN mà cả tế bào chỉ có 1 phân tử
c Một chuỗi Histon
d Một phân tử ADN độc lập
Câu 92. / Dạng đột biến nào dưới đây liên quan đến 2 nhiễm sắc thể
a Mất đoạn b Đảo đoạn
c Lập đoạn d Chuyển đoạn
Câu 93. / Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể bao gồm các dạng
a Mất đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể
b Mất đoạn, nhân đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể
c Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể
d Mất đoạn, thêm đoạn, nhân đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể
Câu 94. / Hiện tượng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là do
a Rối loạn phân li NST trong phân bào
b Mất NST
c Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác
d Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái hợp NST bất thường
Câu 95. / Hiện tượng lặp đoạn nhiễm sắc thể dẫn đến
a Không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất chất liệu di truyền
b Gây chết
c Gây chết ở động vật
d Có thể làm tăng hay giảm độ biểu hiện của tính trạng
Câu 96. / Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là
a Do các chất phóng xạ
b Do tác nhân lí, hoá, sinh, làm đứt gãy nhiễm sắc thể hay do trao đổi chéo không đều
c Do ngẫu nhiên đứt gãy,rơi rụng từng đoạnm nhiễm sắc thể
d Do các chất hoá học
Câu 97. / Đột biến NST kiểu mất đoạn thường xuất hiện kèm theo với loại đột biến nào sau
đây
a Đột biến thêm đoạn mới
b Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ
c Đột biến lặp đoạn
d Đột biến đảo đoạn
Câu 98. / Loại đột biến NST nào dưới đây làm tăng cường hoặc giảm thiếu sự biểu hiện của
tính trạng
a Lặp đoạn b Mất đoạn
c Chuyển đoạn d Đảo đoạn
Câu 99. / Hậu quả của đột biến mất đoạn là
a Thường làm giảm sức sống hoặc gây chết
b Ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể
c Làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng
d Làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng
Câu 100. / Hậu quả của đột biến cấu trúc NST ở SV là
a Thường gây chết, giảm sức sống hoặc thay đổi biểu hiện của tính trạng
b Làm NST bị đứt gãy
c Rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN
d Ảnh hưỡng tới hoạt động của NST trong tế bào
Câu 101. / Dạng đột biến nào sau đây làm tăng tính đa dạng của các nòi trong cùng 1 loài
a Mất đoạn b Chuyển đoạn
c Đảo đoạn d Lặp đoạn
Câu 102. / Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến đột biến đảo đoạn NST
a Các gen trong nhóm gen liên kết trên NST không bị thay đổi về thành phần và số lượng
b Góp phần làm tăng cường sự sai khác giữa các nòi trong loài
c Đoạn NST bị đảo phải nằm ở giữa và không mang tâm động
d Đoạn NST có thể chứa hoặc không chứa tâm động
Câu 103. / Những đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền
a Đảo đoạn và chuyển đoạn
b Mất đoạn và lặp đoạn
c Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ
d Lặp đoạn và chuyển đoạn
Câu 104. / Dạng đột biến nào có thể làm cho 2 gen alen với nhau lại cùng ở 1 NST
a Mất đoạn b Chuyển đoạn
c Đảo đoạn d Lặp đoạn
Câu 105. / Dạng đột biến được ứng dụng để loại bỏ gen gây hại
a Thêm đoạn
b Mất đoạn nhỏ
c Đảo đoạn nhỏ
d Chuyển đoạn
Câu 106. / Chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 crômatit khác nguồn trong cặp tương
đồng có thể phát sinh đột biến
a Lặp đoạn đồng thời mất đoạn
b Đảo đoạn đồng thời chuyển đoạn
c Chuyển đoạn đồng thời mất đoạn
d Trao đổi chéo đồng thời chuyển đoạn
Câu 107. / Cơ sở của sự nhân đôi nhiễm sắc thể là
a Sư co xoắn và tháo xoắn mang tính chu kỳ của các nhiễm sắc thể trong phân bào
b Sự nhân đôi của ADN trong nhiễm sắc thể
c Sự tổng hợp protêin trong tế bào
d Sự tổng hợp của các nhiễm sắc thể trong phân bào
Câu 108. / Số phân tử ADN trong 1tế bào vi khuẩn E.coli là
a 2 b 1
c 4 d 23
Câu 109. / Số phân tử ADN trong tinh trùng của người là
a 1 phân tử b 2 phân tử
c 46 phân tử d 23 phân tử
Câu 110. / Hình thái NST qua chu kì tế bào thay đổi theo các bước
a Crômatit --> NST đơn --> NST kép --> Sợi NS
b Crômatit --> NST kép --> NST đơn --> Crômatit
c ADN+Histon --> Nuclêôxôm --> Sợi NS -->Crômatit --> NST
d Sợi NS --> Crômatit kép --> NST kép --> NST đơn --> Sợi NS
BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST
Câu 111. / Một người mang bộ NST có 45 NST với 1 NST giới tính X, người này
a Người nam mắc hội chứng Claiphentơ
b Người nữ mắc hội chứng Claiphentơ
c Người nữ mắc hội chứng Tớcnơ
d Người nam mắc hội chứng Tớcnơ
Câu 112. / Hội chứng Claiphentơ có những đặc điểm nào về mặt di truyền
a 47NST, XXY
b 47NST, +21
c 47NST, XXX
d 45NST, XO
Câu 113. / Cơ thể 3n hình thành do kết quả của đột biến rối loạn phân li của toàn bộ nhiễm
sắc thể (NST) xảy ra ở
a Quá trình giảm phân của tế bào sinh dục
b Tế bào xôma
c Giai đoạn tiền phôi
d Trong quá trình giảm phân của 1 trong 2 loại tế bào sinh dục đực hoặc cái
Câu 114. / Rối loạn trong phân li toàn bộ bộ nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào từ tế
bào 2n = 14, làm xuất hiện thể
a 2n + 1 = 15 NST
b 3n = 21 NST
c 2n - 1 = 13 NST
d 4n = 28 NST
Câu 115. / Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến
a Là cơ thể mang đột biến ở dạng tiềm ẩn
b Là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình
c Là cơ thể mang đột biến gen trội
d Là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình
Câu 116. / Trường hợp một cặp NST của tế bào 2n bị mất cả 2 NST được gọi là
a Thể không
b Thể hai
c Thể một
d Thể ba
Câu 117. / Những giống cây ăn quả không hạt thường là
a Thể đa bội chẵn
b Thể song nhị bội
c Thể đa bội lẻ
d Thể dị bội
Câu 118. / Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng nào sau đây
a Thừa 1 nhiễm sắc thể ở một cặp nào đó
b Thừa 1 nhiễm sắc thể ở 2 cặp tương đồng
c Mỗi cặp nhiễm sắc thể đều trở thành có 3 chiếc
d Thiếu 1 nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp
Câu 119. / Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ liều lượng của tác
nhân mà còn tùy thuộc vào
a Hình thái của gen
b Trật tự gen trên NST
c Số lượng gen trên NST
d Đặc điểm cấu trúc của gen
Câu 120. / Cơ thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu
tốt là do
a Số NST trong tế bào của cơ thể tăng gấp 3 lần dẫn đến số gen tăng gấp 3
b Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các
chất hữu cơ diễn ra mạnh
c Các thể đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường
d Thể đa bội chỉ được nhân lên nhờ sinh sản sinh dưỡng
Câu 121. / Các cơ thể thực vật đa bội lẻ không sinh sản hữu tính được là do
a Thường không có hoặc hạt rất bé
b Có thể sinh sản sinh dưỡng bằng hình thức giâm, chiết, ghép cành
c Rối loạn quá trình hình thành giao tử
d Không có cơ quan sinh sản
Câu 122. / Sự tổ hợp của 2 giao tử đột biến (n-1-1) và (n-1) trong thụ tinh sẽ sinh ra hợp tử
có bộ NST là
a (2n-2-1) và (2n-1-1-1)
b (2n-2-1) hoặc (2n-1-1-1)
c (2n-3) hoặc (2n-1-1-1)
d (2n-3) và (2n-2-1)
Câu 123. / Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của 2 giao tử (n-1) có thể phát triển thành
a Thể 1 nhiễm
b Thể khuyết nhiễm
c Thể 1 nhiễm hoặc thể khuyết nhiễm
d Thể 1 nhiễm kép hoặc thể khuyết nhiễm
Câu 124. / Loại biến dị nào dưới đây có thể di truyền qua sinh sản hữu tính
a Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
b Đột biến xôma
c Thường biến
d Thể đa bội chẵn ở thực vật
Câu 125. / Thể đa bội trên thực tế được gặp chủ yếu ở
a Cả động vật và thực vật
b Vi sinh vật
c Thực vật
d Động vật
Câu 126. / Ứng dụng của thể đột biến đa bội là gì?
a Gây đa bội ở TV để thu hoạch cơ quan sinh dưỡng và quả không hạt
b Cung cấp nguyên liệu cho chọn giống vật nuôi
c Tạo nguồn biến dị cho chọn giống
d Làm tăng tính đa dạng của SV
Câu 127. / Trường hợp nào sau đây không được xem là thể dị bội?
a 2n+1
b 2n+2
c n-2
d 2n-1
Câu 128. / Thể khảm tứ bội(4n) trên cơ thể lưỡng bội(2n) được phát sinh và biểu hiện trên 1
cây có hoa là do cơ chế nào?
a Các cromatit ở mỗi NST kép không phân li ở lần phân cắt đầu tiên của hợp tử
b Các cặp NST kép đồng dạng không phân li ở những tế bào sinh giao tử
c Các cặp NST kép đồng dạng không phân li ở lần phân bào I của giảm phân ở tế bào sinh
hạt phấn
d Các cromatit ở mỗi NST kép không phân li ở những tế bào non của đỉnh sinh trưởng
Câu 129. / Điều nhận xét nào là không đúng khi nói về thể đa bội chẵn?
a Thể 4n có thể hình thành từ hợp tử 2n bị tác dụng bởi consixin
b Thể tứ bội chỉ có thể di truyền qua thế hệ sau bằng sinh sản sinh dưỡng
c Thể 4n có thể được hình thành do bố, mẹ (2n) bị Đột biến đa bội thể xảy ra trong giảm
phân tạo giao tử
d Thể tứ bội khá phổ biến ở TV nhưng rất hiếm gặp ở ĐV
Câu 130. / Thể tứ bội và thể song nhị bội có điểm khác nhau cơ bản là
a Thể tứ bội có khả năng hữu thụ còn thể song nhị bội thường bất thụ
b Thể tứ bội có bộ NST là bội số của bộ NST đơn bội(đa bội cùng nguồn), thể song nhị bội
gồm 2 bộ NST lưỡng bội(đa bội khác nguồn)
c Thể tứ bội là KQ của các tác nhân gây Đột biến nhân tạo, thể song nhị bội là KQ của lai xa
và đa bỗi hóa tự nhiên
d Thể tứ bội và thể song nhị bội đều có khả năng duy trì nòi giống
Câu 131. / Hóa chất consixin có khả năng gây đột biến đa bội thể là vì
a Ngăn cản quá trình tạo các cromatit ở NST
b Ngăn cản sự tập hợp các vi ống để hình thành thoi tơ vô sắc
c Ngăn cản các cromatit trượt trên thoi tơ sắc tiến về 2 cực tế bào
d Làm tiêu biển các trung thể trong quá trình phân bào
Câu 132. / Thể tam nhiễm có thể hình thành từ
a Giao tử (n+2) và (n-1)
b Giao tử (n+1) và (n+1)
c Giao tử (n+1) và (n+2)
d Giao tử (n+1) và (n-1)
Câu 133. / Thể đa bội lẻ không có đặc điểm nào sau đây
a Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng to
b Sinh trưởng phát tốt, khả năng chống chịu tốt
c Sinh sản hữu tính mạnh mẽ
d Quá trình tổng hợp chất hữu cơ tăng cao
Câu 134. / Tính chất của đột biến là
a Đồng loạt, không định hướng, đột ngột
b Riêng lẻ, ngẫu nhiên, không xác định, đột ngột
c Xác định, đồng loạt, đột ngột
d Riêng lẻ, định hướng, đột ngột
Câu 135. / Tế bào sinh dưỡng ở một sinh vật không có một NST giới tính nào cả. Đây là dạng
a Thể bốn
b Thể không
c Thể một
d Thể ba
Câu 136. / Thể dị đa bội là
a Một loại đa bội dị thường
b Cơ thể vốn là đa bội, sau bị lệch bội hóa
c Một dạng đặc biệt của lệch bội
d Cơ thể chứa bộ NST lưỡng bội của 2 loài
Câu 137. / Bộ NST ở loài 1 là 2n1, loài 2 là 2n2 thì con lai dị tứ bội của chúng có bộ NST là
a n1+n2
b 2n2+2n2
c 2n1+2n2
d 2n1+2n1
Câu 138. / Điểm giống nhau chính giữa tự tứ bội và dị tứ bội là
a Đều có bộ NST là số chẵn
b 2 dạng này đều có số NST tăng gấp bội
c Cơ thể đều gồm 2 bộ NST đơn bội
d Cơ thể đều gồm 2 bộ NST lưỡng bội
Câu 139. / Bộ NST ở loài 1 là 2n1, loài 2 là 2n2 thì con lai song dị bội của chúng có thể phát sinh giao tử là
a 2n2+2n2
b 2n1+2n2
c 2n1+2n1
d n1+n2
Câu 140. / Cây lai xa giữa cải dại (2nR=18) và cải bắp (2nB=18) hữu thụ được gọi là
a Thể đa bội chẵn với 36 NST
b Thể lượng bội với 18 NST
c Thể song nhị bội hay dị tứ bội
d Thể tứ bội có 4n=36 NST
BÀI 7: ÔN TẬP CHƯƠNG I
Câu 141. / Phát biểu nào chưa đúng trong những khái niệm dưới đây
a Nhân tố gây ra đột biến gọi là tác nhân đột biến
b Cá thể mang đột biến là thể đột biến
c Đột biến gen thường chỉ liên quan đến một hoặc 2 cặp nu
d Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen
Câu 142. / Prôtêin ở cơ thể sống không có chức năng nào
a Bảo vệ cơ thể
b Chứa mã di truyền
c Điều hòa chuyển hóa
d Xúc tác phản ứng
Câu 143. / Phiên mã khác dịch như thế nào
a Dịch mã là tổng hợp ARN, phiên mã là tổng hợp prôtêin
b Phiên mã là tổng hợp ARN, dịch mã là tổng hợp protêin
c Dịch mã trước, phiên mã sau
d Không khác nhau
Câu 144. / Loại đột biến nào sau đây có thể xảy ra ở cả trong nhân và ngoài nhân
a Đột biến số lượng NST
b Đột biến cấu trúc NST
c Đột biến gen
d Đột biến dị bội thể
Câu 145. / Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về đột biến gen phát sinh trong nguyên phân
a Chỉ được truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản sinh dưỡng
b Sẽ phát triển thành thể khảm
c Chỉ được truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính
d Được nhân lên thông qua quá trình tự nhân đôi của ADN
Câu 146. / Bộ 3 nào dưới đây có thể đột biến thành bộ 3 vô nghĩa bằng cách thay thế cặp nu này = 1 cặp nu khác?
a AXT b TTT
c XAX d TXA
Câu 147. / Một đoạn polipeptide có trỉnh tự như sau: ...Val-Val-Val-Val... Nhận xét nào sau đây đúng về đoạn gen mã
hóa chuỗi polipeptide trên
a Có thể có hơn 3 loại nu trên gen
b Chỉ có 1 loại nu trên gen
c Trên gen phải có đủ 4 loại nu
d Chỉ có 3 loại nu trên gen
Câu 148. / Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ liều lượng của tác nhân mà còn tùy
thuộc vào
a Số lượng gen trên NST
b Đặc điểm cấu trúc của gen
c Trật tự gen trên NST
d Hình thái của gen
Câu 149. / Đột biến gen phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào xôma thường không có khả năng
a Di truyền qua sinh sản vô tính
b Di truyền qua sinh sản hữu tính
c Nhân lên trong mô sinh dưỡng
d Tạo thể khảm
Câu 150. / Cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST
a Sự rối loạn quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì trước 1 giảm phân
b Cấu trúc NST bị phá vỡ do các tác nhân gây đột biến
c Sự phân li không bình thường của một hay nhiều cặp NST ở kì sau của quá trình phân bào
d Sự rối loạn trình tự nhân đôi của NST ở kì trung gian quá trình phân bào
Câu 151. / Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về cơ chế phát sinh đột biến mất đoạn
a Một đoạn nào đó của NST đứt ra và gắn vào vị trí khác.
b Một đoạn của NST bị đứt ra và mất đi.
c Một đoạn của NST bị đứt ra và mất đi hoặc sự trao đổi chéo không cân giữa 2 NST tương đồng làm giảm số lượng
gen trên NST
d Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 NST tương đồng làm giảm số lượng gen trên NST.
Câu 152. / Đột biến giao tử và đột biến tiền phôi giống nhau ở chỗ
a Đều biểu hiện ra ngay thành kiểu hìngh trên thể đột biến
b Nếu là đột biến gen trội sẽ biểu hiện ngay trên một phần cơ thể
c Di truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính
d Biểu hiện ngay thành kiểu hình và di truyền cho thế hệ sau
Câu 153. / Đột biến giao tử là
a Phát sinh trong nguyên phân, ở 1 tế bào sinh dưỡng
b Phát sinh trong giảm phân, ở 1 tế bào xôma
c Phát sinh trong lần nguyên phân đầu của hợp tử
d phát sinh trong giảm phân, ở 1 tế bào sinh dục nào đó
Câu 154. / Thể mắt dẹt xuất hiện ở ruồi giấm do hậu quả của đột biến
a Lặp đoạn NST
b Đảo đoạn NST
c Đột biến trên gen X
d Mất đoạn NST
Câu 155. / Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về đột biến gen phát sinh trong nguyên phân
a Sẽ phát triển thành thể khảm
b Chỉ được truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản sinh dưỡng
c Chỉ được truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính
d Được nhân lên thông qua quá trình tự nhân đôi của ADN
Câu 156. / Dạng đột biến nào ở cây trồng có thể tạo ra những cây có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe,
chống chịu tốt
a Đột biến đa bội
b Đột biến dị bội
c Đột biến gen
d Đột biến cấu trúc NST
Câu 157. / Loại biến dị nào sau đây sẽ làm xuất hiện kiểu gen mới
a Thường biến
b Biến dị tổ hợp và biến dị đột biến
c Biến dị tổ hợp
d Biến dị đột biến
Câu 158. / Loại biến dị nào sau đây sẽ không làm xuất hiện kiểu gen mới
a Biến dị đột biến
b Biến dị tổ hợp và Biến dị đột biến
c Thường biến
d Biến dị tổ hợp
Câu 159. / Đột biến tiền phôi là
a Đột biến xuất hiện trong những lần nguyên phân đầu của hợp tử
b Xuất hiện ở giai đoạn phôi có sự phân hóa tế bào
c Đột biến xuất hiện khi phôi phát triển thành cơ thể mới
d Đột biến không di truyền cho thế hệ sau
Câu 160. / Điểm nào dưới đây không đúng với thường biến
a Là những biến đổi của cơ thể SV tương ứng với điều kiện sống
b Là biến dị di truyền được
c Là các biến đổi đồng loạt theo cùng 1 hướng
d Có lợi cho SV, giúp chúng thích nghi với môi trường
Câu 161. / Tìm câu đúng trong các câu sau đây
a Đột biến giao tử luôn biểu hiện ra kiểu hình ở ngay thế hệ sau
b Đột biến soma có thể di truyền qua sinh sản hữu tính
c Tiền đột biến là dạng Đột biến được tuyền từ thế hệ trước
d Đột biến tiền phôi có thể di truyền qua sinh sản hữu tính
Câu 162. / Đột biến NST là gì?
a Là sự thay đổi về cấu trúc hay số lượng bộ NST
b Là những biến đổi cấu trúc NST
c Là những biến đổi liên quan đến số lượng bộ NST
d Là những biến đổi về cấu trúc ADN
Câu 163. / Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thể dị bội(lệch bội)
a Toàn bộ các cặp NST không phân li
b Một hay vài cặp NST không phân li bình thường
c Thừa hoặc thiếu NST trong cặp đồng dạng
d Thừa hoặc thiếu NST trong cặp đồng dạng do 1 hoặc vài cặp NST không phân li bình thường
Câu 164. / Hiện tượng nào không phải là đột biến cấu trúc NST?
a Đảo đoạn NST
b Lặp đoạn NST do tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa 2 NST tương đồng
c Chuyển đoạn NST
d Sự tiếp hợp và trao đổi chéo bình thường giữa 2 cromatit không phải chị em trong cặp NST kép gây hoán vị gen
Câu 165. / Khi xử lí đột biến đa bội thể trên thực vật, người ta thường dùng loại hóa chất nào sau đây
a Consixin b Acridin
c 5BU d Etyl metan sunphonat
Câu 166. / Hóa chất nào sau đây có tác dụng gây đột biến gen dạng mất hoặc thêm 1 cặp nu trên ADN
a Consixin b 5BU
c Acridin d Etyl metan sunphonat
Câu 167. / Yếu tố dưới nào đây không phải cơ chế phát sinh của đột biến gen là
a Rối lọan trong quá trình tự nhân đôi ADN
b Các tác nhân gây đột biến làm đứt phân tử ADN
c Sự trao đổi chéo không bình thường của các crômatit
d ADN bị đứt và đọan đứt ra được nối vào vị trí khác của ADN
Câu 168. / Khi nói về biến dị của sinh vật, nhận định nào sau đây là không đúng
a Đột biến là những biến đổi theo 1 hướng xác định, thường biến xảy ra trên một số cá thể
b Đột biến di truyền được, thường biến không di truyền
c Đột biến là biến đổi kiểu gen, thường biến là biến đôi kiểu hình
d Đột biến là biến đổi đột ngột vô hướng, thường biến là biến đổi đồng loạt theo 1 hướng
Câu 169. / Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit trong cặp NST tương đồng sẽ làm xuất hiện
a Đột biến lệch bội
b Hoán vị gen
c Đột biến đảo đoạn NST
d Đột biến lặp đoạn và mất đoạn NST
Câu 170. / Đột biến cấu trúc NST là
a Biến đổi thành phần hóa học của NST
b Thay đổi cấu tạo không gian của NST
c Thay đổi số lượng gen ở NST
d Biến đổi cấu trúc gen ở NST đó