Bài 1: (3 điểm)
Viết các phương trình hóa học thực hiện sự chuyển hóa theo sơ đồ:
A B C D B E F B
Biết rằng A là một phi kim rắn, màu vàng tươi, cháy với ngọn lửa màu lam nhạt; B,C,D và F đều là những hợp chất của A, trong đó E và B cùng loại chất.
Bài 2: (2,5 điểm)
Nhiệt phân một lượng MgCO3 sau một thời gian thu được chất rắn A và khí B. Hấp thụ hết khí B bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch C. Dung dịch C tác dụng với BaCl2. Hòa tan chất rắn A vào axit HCl dư thu được dung dịch D. Cô cạn dung dịch D thu được muối khan E. Điện phân nóng chảy E thu được kim loại M. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 3: (2 điểm)
Có bốn bình đựng các dung dịch HCl, BaCl2, Na2CO3 và K2SO4 bị mất nhãn. Không dùng hóa chất nào khác mà chỉ trộn lẫn các dung dịch với nhau để chỉ ra tên mỗi dung dịch trong từng bình. Hãy nói cách làm và giải thích.
Bài 4: (4 điểm)
a. Chỉ từ quặng pirit sắt, khí oxi, nước và chất xúc tác thích hợp, viết các phương trình hóa học điều chế muối sắt (III) sunfat.
b. Chỉ từ đồng, natriclorua và nước hãy nêu cách điều chế và viết phương trình hóa học điều chế đồng hidroxit.
Bài 5: (3 điểm)
Bỏ K vào dung dịch Fe2 (SO4)3 có dư. Lọc lấy chất kết tủa đem nung nóng thì thu được 20g một chất rắn màu nâu đỏ. Tính khối lượng của K đã dùng.
Bài 6: (2.5 điểm)
Đặt hai cốc trên hai đĩa cân, rót dung dịch HCl vào hai cốc, khối lượng axit ở hai cốc bằng nhau. Hai đĩa cân ở vị trí thăng bằng, them vào cốc thứ nhất một lá sát, cốc thứ hai một lá nhôm, khối lượng hai lá kim loại bằng nhau. Hãy cho biết vị trí của hai đĩa cân trong mỗi trường hợp sau:
a.Hai lá kim loại đều tan hết.
b.Thể tích hidro sinh ra ở mỗi cốc bằng nhau (đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
Bài 7: (3 điểm)
Khi trộn dung dịch AgNO3 với dung dịch H3PO4 thì không thấy có kết tủa xuất hiện. Nếu them NaOH vào thì thấy kết tủa màu vàng, nếu thêm HCl thì thấy kết tủa màu vàng chuyển thành kết tủa màu trắng. Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra ./.
-----------------Hết--------------