(LĐCT) - Trước đây trong một thời gian dài, người Việt và người phương Tây đều tưởng ở giữa biển Đông chỉ có một quần đảo dài, người Việt gọi là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng hoặc Hoàng Sa, hoặc có khi gọi là Đại Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa. Người Bồ Đào Nha, Hà Lan gọi quần đảo là Parcel hay Pracel, có nghĩa là đá ngầm - ám tiêu. Người Pháp, Anh gọi là Paracel vào thế kỷ XVII, XVIII trên các bản đồ hàng hải. Mãi đến năm 1787-1788, khi đoàn khảo sát Kergariou Locmaria xác định rõ ràng và chính xác vị trí của quần đảo Paracel như hiện nay, người phương Tây mới bắt đầu phân biệt quần đảo Paracel ở phiá Bắc với quần đảo ở phía Nam mà sau này đến thập niên 40 trong thế kỷ XX người Pháp mới gọi là Spratly chỉ chung cho quần đảo Trường Sa. QUẦN ĐẢO HOÀNG SA nằm trong một phạm vi rộng khoảng 15.000km2, giữa kinh tuyến 111 độ Đ đến 113 độ Đông, khoảng 95 hải lý (1 hải lý = 1,853 km), từ 17o05' xuống 15o,45'độ vĩ Bắc, khoảng 90 hải lý. Từ đảo Triton đến mũi Ba Làng An (Cap Batangan:15độ vĩ B, 108độ 6' kinh Đ), tức đất liền lục địa VN đo được 135 hải lý , cách Cù Lao Ré chỉ có 123 hải lý, trong khi đó khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý ; nếu tính tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn nhiều, tối thiểu là 235 hải lý. Trong khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn trên, hiện có 23 đã được đặt tên. Các đảo trên không cao, cao nhất là đảo Hòn Đá (50 feet), đảo thấp nhất là đảo Tri Tôn (10 feet). QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA trải dài từ vĩ độ 60 2 vĩ B tới 110 28 vĩ B, (1.4) từ kinh độ 1120 Đ đến 1150Đ trong vùng biển chiếm khoảng 160.000km2 - 180.000km2. Quần đảo bao gồm 137 đảo, đá, bãi không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa VN. Về địa chất, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là những ám tiêu san hô tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới của VN. Nếu theo quan điểm của Luật Biển 1982 thì với khoảng cách vùng hải phận 200 hải lý, các bãi san hô như Bãi Tư Chính... nằm trong khu vực Thềm lục địa đặc quyền kinh tế của VN. Độ sâu của biển Đông với đường phân thuỷ 100m bao kín các vùng về phía Bắc và phía Đông. (Nếu mực nước biển hạ xuống chừng 600m - 700m, thì Hoàng Sa sẽ dính vào VN như một khối thịt liền và cách Trung Quốc bằng một vùng biển nước sâu). Các sinh vật trên các đảo và dưới biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như rùa, đồi mồi, vích, đồn đột, ốc tai voi, ốc hương đều tương tự như các đảo ven biển VN như đảo Cù Lao Ré. Khi ngư dân Việt bắt cạn hết sinh vật ở đảo gần bờ biển, tất họ phải tìm ra xa biển như ở ngoài quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo nhà nghiên cứu La Fontaine , các cuộc khảo sát cho thấy các thú vật sống ở các đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là các loài đã gặp ở đất liền VN, có môi trường sinh sống gần với VN.