Bài 1
Câu 1
Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử AgNO3, bởi vì:
A Tạo ra khí có màu nâu.
B Tạo ra dung dịch có màu vàng.
C Tạo ra kết tủa có màu vàng.
D Tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí.
Câu 2
Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì:
A Tạo ra khí có màu nâu.
B Tạo ra dung dịch có màu vàng.
C Tạo ra kết tủa có màu vàng.
D Tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí.
Câu 3
Trong phòng thí nghiệm điều chế NH3 từ NH4Cl( tinh thể) và CaO, để thu khí NH3 người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A Phương pháp đẩy nước.
B Đẩy không khí, úp bình.
C Đẩy không khí, ngửa bình.
D Cả A, B đều được.
Câu 4
Hãy chọn hiện tượng đúng xảy ra khi dẫn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng?
A CuO có màu đen chuyển sang màu trắng.
B CuO không thay đổi màu.
C CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ, có hơi nước ngưng tụ.
D CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh, có hơi nước ngưng tụ.
Câu 5
Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dich CuSO4. Hiện tượng quan sát đúng nhất là gì?
A .Dung dịch màu xanh thẫm tạo thành.
B Có kết tủa màu xanh lam tạo thành.
C Kết tủa màu xanh lam tạo thành và có khí màu nâu đỏ thoat ra.
D Kết tủa màu xanh lam nhạt, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dd màu xanh.
********************
Bài 2
Câu 1
Hoá chất để phân biệt ba dung dịch riêng biệt: HCl, HNO3, H2SO4 là gì?
A Dùng giấy quỳ tím, dung dịch bazơ.
B Dùng muối tan Ba2+, Cu kim loại.
C Dùng dung dịch muối tan của Ag+
D Dùng dd phenolphtalein, giấy quỳ tím.
Câu 2
Để phân biệt 4 chất rắn mất nhãn: Na2SO4 , Na2CO3 , BaCO3 , và BaSO4 có thể dùng những thuốc thử nào sau đây :
A Nước, giấy quỳ tím .
B Dung dịch NaOH, NaNO3 .
C Nước và dung dịch NaOH.
D Nước, dung dịch HCl.
Câu 3
Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó ở ống nghiệm đựng muối amoni có hiện tượng:
A Chuyển thành màu đỏ.
B Thoát ra một chất khí không màu, có mùi sốc đặc trưng.
C Thoát ra một khí có màu nâu đỏ.
D Thoát ra một khí không màu, không mùi.
Câu 4
Có 4 dung dịch là: NaOH, H2SO4, HNO3, Na2CO3. Chỉ dùng thêm một chất hoá học để nhận biết thì dùng chất nào trong các chất có dưới đây?
A Dung dịch NaHCO3.
B Dung dich KOH.
C Dung dịch BaCl2.
D Dung dịch NaCl.
Câu 5
Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các lọ đựng riêng biệt SO2 và CO2.
A Dung dịch brom trong nước.
B Dung dịch NaOH.
C Dung dịch Ba(OH)2.
D Dung dich Ca(OH)2
********************
Bài 3
Câu 1
Có 5dung dịch đựng riêng biệt: NH4Cl, NaCl, H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2. Chỉ được dùng thêm một dung dịch thì dùng dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được các chất trên?
A Dung dịch phenolphtalein.
B Dung dich K2SO4.
C Dung dịch quỳ tím.
D Dung dịch BaCl2.
Câu 2
Có các dung dịch đựng riêng biệt: NH4Cl, NaOH, NaCl, H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2. Chỉ dùng thêm một dung dịch nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên?
A Dung dịch phenolphtalein.
B Dung dịch quỳ tím.
C Dung dịch AgNO3.
D Dung dịch BaCl2 .
Câu 3
Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A Có thể điều chế HF, HCl, HBr, HI bằng cách cho muối NaF, NaCl, NaBr, NaI, tác dụng với H2SO4 đặc.
B Chỉ điều chế được HF và HCl mà không điều chế được HBr và HI vì những chất này có tính khử mạnh nên tác dụng tiếp với H2SO4tạo ra Br2 và I2.
C Chỉ điều chế được HF mà không điều chế được HCl, HBr, và HI vì những chất này có tính khử mạnh nên tác dụng tiếp với H2SO4 tạo ra Cl2Br2 và I2.
D Chỉ điều chế được HF, HCl, và HBr mà không điều chế được HI vì chất này có tính khử manh nên tác dụng tiếp với H2SO4 tạo ra I2.
Câu 4
Có hai ống nghiệm, (1) đựng H2SO4 đặc, (2) đựng 5ml nước cất. Thu khí clo vào cả hai ống nghiệm trên.Thêm vào phía trên mỗi ống nghiệm một băng giấy màu. Hiên tượng đúng quan sát được trong thí nghiệm là:
A Cả hai băng giấy đều mất màu.
B Cả hai băng giấy đều không mất màu.
C Băng giấy ở (1) mất màu, băng giấy ở (2) không mất màu.
D Băng giấy ở (2) mất màu, băng giấy ở (1) không mất màu.
Câu 5
Phân biệt 3 kim loại Na, Ba, Cu, bằng các tổ hợp sau ( dùng theo thứ tự đáp )
1, Nước, H2SO4. 2, Nước, NaOH
3, H2SO4 và NaOH. 4, HCl và NaOH.
A Chỉ có 1.
B 1,3.
C 1,2.
D 3,4
********************
Bài 4
Câu 1
Phân biệt 3 kim loại Cu, Al, Zn bằng các tổ hợp sau;
1. HCl, NaOH.
2.HNO 3, NaOH
3. H2SO4(loãng), NH4OH.
4.Nước, H2SO4.
A Chỉ có 1,2.
B 2,3.
C Chỉ có 3.
D 3,4.
Câu 2
Phân biệt Cl2, SO2, CO2 bằng :
1. Nước Br2, dung dịch Ba(OH)2.
2. Dung dịch KMnO4 + H2SO4, dung dịch KI.
3. Dung dịch Kl, nước vôi trong.
4. Dung dịch KMnO4 + H2SO4, dung dịch AgNO3.
A Chỉ có 2.
B 1,2.
C 3,4.
D Chỉ có 4.
Câu 3
Ngoài không khí còn thể dùng thêm hoá chất nào để phân biệt S, Fe, C, CuO:
A Dung dịch HCl, nước vôi trong.
B Dung dịch HCl, Ba(OH)2.
C Dung dịch H2SO4, dung dịch KMnO4(+H2SO4).
D Dung dịch HNO3, dung dịch NaOH.
Câu 4
Để phân biệt Na2CO3, NaHCO3, CaCO3 có thể dùng:
A Nước, nước vôi trong.
B Dung dịch H2SO4.
C Dung dịch HCl.
D Nước, dung dịch CaCl2.
Câu 5
Để phân biệt giữa các dung dịch NaCl, nước javen, dung dịch KI, ta có thể dùng:
A Dung dịch HCl.
B Dung dịch KMnO4.
C Dung dịch AgNO3.
D Dung dịch NaOH.
********************
Bài 5
Câu 1 Để phân biệt FeS, FeS2, FeCO3 và Fe2O3 ta có thể dùng:
A Dung dịch HNO3.
B Dung dịch NaOH.
C H2SO4 đđ nóng.
D Dung dịch HCl.
Câu 2
Để phân biệt 3 khí H2S, NH3, và SO2 trong 3 loại giấy sau:
1. Giấy tẩm dung dịch KMnO4 + H2SO4 (loãng).
2. Giấy quỳ.
3. Giấy tẩm Pb(CH 3COO) 2.
Có thể dùng giấy gì?
A Chỉ cần giấy quỳ.
B Giấy quỳ + giấy Pb(CH 3COO) 2.
C Giấy tẩm Pb(CH 3COO) 2.
D Chỉ cần giấy KMnO4.
Câu 3 Phân biệt Na2O, Na2O2, Mg và Cu, ta có thể dùng;
A Dung dịch H2SO4.
B Nước.
C Dung dịch NH4OH.
D Dung dịch Na2S.
Câu 4
Phân biệt dung dịch các muối NaCl, Ba(NO3)2, K2S:
1. Dung dịch H2SO4. 2. Dung dịch AgNO3.
3. Dung dịch HCl. 4. Dung dịch NaOH.
A Chỉ có 1.
B Chỉ có 2.
C Chỉ có 1,2.
D 3,4.
Câu 5
Để phân biệt MgCO3, NaCH3COO, Pb(CH3COO)2, BaCO3 có thể dùng theo thứ tự:
A Nước, dung dịch H2SO4.
B Dung dịch HCl, dung dịch H2SO4.
C Dung dịch HCl, dung dịch NaOH.
D Dung dịch HNO3, dung dịch NaOH.
***************************
Bài 6
Câu 1 Dùng tổ hợp 2 trong 4 hoá chất sau: dung dịch HCl, dung dịch NaOH, nước Br2, dung dịch NH4OH để phân biệt Al, Zn, Cu, Fe2O3.
A Dung dịch HCl, dung dịch NaOH.
B Dung dịch NaOH, dung dịch NH4OH.
C Dung dịch HCl, dung dịch NH4OH.
D Nước Br2, dung dịch NaOH.
Câu 2 Để phân biêt Fe, hỗn hợp FeO +Fe2O3, hỗn hợp Fe + Fe2O3 ta có thể dùng:
A Dung dịch HNO 3, dung dịch NạOH.
B Dung dịch HCl, dung dịch NaOH.
C Nước Cl2, dung dịch NaOH.
D Dung dịch HNO3, nước Cl2.
Câu 3
Chỉ dùng nước và 1 dung dịch axit hay bazơ thích hợp, phân biệt 3 kim loại:Na, Ba, Cu.
A Nước, HNO3
B Nước, dung dịch NaOH.
C Nước, dung dịch H2SO4.
D Nước, dung dịch HCl.
Câu 4
Có 4 lọ đựng 4 dung dịch mất nhãn là:AlCl3, NaNO3, K2 SO3, NH4NO3. Nếu chỉ được phép dùng một chất làm thuốc thử để phân biệt thì có thể chọn chất nào trong các chất sau đây?
A Dung dịch NaOH.
B Dung dịch H2SO4.
C Dung dịch Ba(OH)2.
D Dung dịch AgNO3.
Câu 5
Có hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch Na2CO3 từ từ đến dư vào dung dịch FeCl3?
A Không có hiện tượng gì.
B Có kết tủa màu nâu đỏ.
C Có sủi bọt khí.
D B và C đều đúng.
********************
Bài 7
Câu 1
Để phân biệt các dung dịch MgCl2, CaCl2, AlCl3 thì chỉ cần dùng một hoá chất nào sau đây?
A Dung dịch KOH.
B Dung dịch Na2CO3.
C Dung dịch AgNO3.
D Dung dịch H2SO4.
Câu 2
Hiện tượng nào xảy ra khi cho dung dịch K 2CO 3 tác dụng với dung dịch FeCl 3?
A Hiện tượng sủi bọt khí.
B Xuất hiện kết tủa đỏ nâu đồng thời thấy dung dịch sủi bọt.
C Không có hiện tượng gì.
D Có kết tủa màu trắng xanh.
Câu 3
Để phân biêt các lọ mất nhãn chứa dung dịch: Na2SO4 , MgSO4 ,
Al2(SO4)3 và ZnSO4 có thể dùng các thuốc thử nào dưới đây?
A Dung dịch NaOH , dung dịch BaCl2 .
B Nước amoniac, dung dịch BaCl2 .
C Dung dịch NaOH , nước amoniac .
D Dung dịch Ba(OH2) , dung dịch HCl .
Câu 4
Để nhận biết sự hiện diện các ion trong dung dịch chứa đồng thời AlCl3 và MgCl2, có thể dùng các thuốc thử nào dưới đây?
A Dung dịch NaOH, dung dịch AgNO3.
B Dung dịch NaOH, dung dịch HCl.
C Nuớc NH3, dung dịch NaOH.
D Nứơc NH3, dung dịch AgNO3.
Câu 5
Chỉ dùng dung dịch HCl có thể phân biệt được các lọ mất nhãn chứa các dung dịch nào dưới đây ( không được dùng nhiệt )?
A Na2CO3, Na2SO4, Ba(HCO3)2.
B Na2CO3, Na2SO4, K2CO3.
C NaNO3, NaCl. Na2CO3.
D Na2SO4, NaHCO3, Mg(NO3)2.
********************
Bài 8
Câu 1 Có 3 lọ đựng mất nhãn chứa các dung dịch: Na2CO3, BaCl2, Na2SO4. Có thể phân biệt chúng chỉ bằng thuốc thử:
A Giấy quì tím.
B Dung dịch NaOH.
C Dung dịch NH3.
D Dung dịch K2SO4.
Câu 2
Chỉ dùng quì tím có thể phân biệt 3 lọ dung dịch mất nhãn nào dưới dây?
A KNO3 , KCl , K2SO 4 .
B NaCl , Na2CO3 , Na2SO4 .
C Na2CO3 , BaCl2 , NaCl.
D Na2CO3 , K2SO 4 , K2CO 3 .
Câu 3
Có thể phân biệt 3 chất rắn mất nhãn Na, Ba, và Al chỉ bằng một thuốc thử nào dưới đây?
A Nước.
B Dung dịch HCl.
C Dung dịch NaOH.
D Dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 4
Chỉ dùng nước có thể phân biệt được 3 chất rắn mất nhãn nào dưới đây?
A Na, Ba, Ca.
B Zn, Al, Fe.
C Na, Fe, Cu.
D Na, Al, Fe.
Câu 5
Có thể phân biệt 3 chất rắn mất nhãn: Al, Mg, Al2O3 chỉ bằng hoá chất nào dưới đây?
A Dung dịch HCl.
B Dung dịch NaOH.
C Nước.
D Dung dịch NaCl.
********************
Bài 9
Câu 1
Hoá chất nào dưới đây giúp phân biệt Fe2O3, Fe3O4.
A Dung dịch HCl.
B Dung dịch HNO3.
C Dung dịch H2SO4 loãng.
D Dung dịch FeCl3.
Câu 2
Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu là HCl, NaCl, H2SO4, Na2SO4. Hãy chọn thuốc thử nào sau đây để nhận biết dung dịch trong mỗi lọ ?
A Dùng muối bari.
B Dùng quỳ tím và muối bari.
C Dùng dung dịch Ba(OH)2.
D Dùng dung dịch AgNO3 và quỳ tím.
Câu 3
Có các chất bột: Na2O, CaO, Al2O3, MgO. Chỉ dùng thêm một chất nào trong số các chất cho dưới đây để nhận biết các chất oxit trên ?
A Dung dịch HCl.
B Nước.
C Dung dịch H2SO4.
D Dung dịch NaOH.
Câu 4
Có 3 mẫu hợp kim: Mg-Al, Mg-Na, Mg-Cu. Chỉ dùng một chất nào trong số các chất cho dưới đây để nhận biết ?
A Nước.
B Dung dịch H2SO4.
C Dung dịch HNO3.
D Dung dịch Ca(OH)2.
Câu 5
Có các dung dịch HCl, HNO3, NaOH, AgNO3, NaNO3. Chỉ dùng thêm chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên ?
A Dung dịch H2SO4.
B Cu.
C Dung dịch BaCl2.
D Không xác định được.
Câu 6
Nhận biết các chất bột màu trắng: CaO, Na2O, MgO, P2O5. Ta có thể dùng các cách nào trong các cách sau đây:
A Dùng dung dịch HCl.
B Hoà tan vào nước.
C Hoà tan vào nước và quỳ tím.
D Tất cả đều đúng.
********************
Bài 10
Câu 1
Chọn trình tự tiến hành nào trong các trình tự sau để phân biệt 4 oxit riêng biệt sau: NaO2, Al2O3, Fe2O3, và MgO ?
A Dùng nước, dùng dung dịch NaOH, dùng dung dịch HCl, dùng dung dịch NaOH.
B Dùng nước, lọc, dùng dung dịch HCl, dùng dung dịch NaOH.
C Dùng dung dịch HCl, dùng dung dịch Na2CO3.
D Dùng dung dịch NaOH, dùng dung dịch HCl, dùng dung dịch Na2CO3
Câu 2
Có 3 kim loại Ba, Al, Ag. Nếu chỉ dùng duy nhất dung dịch H2SO4 loãng thì có thể nhận biết được những kim loại nào trong các dãy kim lọai sau ?
A Ba.
B Ba, Ag.
C Ba, Al, Ag.
D Không xác định được.
Câu 3
Để phân biệt các dung dịch hoá chất riêng biệt: CuSO4, FeCl3,
Al2(SO4)3, K2CO3, (NH4)2SO4, NH4NO3, người ta có thể dùng một trong những hoá chất nào sau đây?
A Dung dịch NaOH.
B Dung dịch Ba(OH)2.
C Ba.
D B và C đều đúng.
Câu 4
Để phân biệt dung dịch các chất riêng biệt: dung dịch táo xanh, dung dịch táo chín, dung dịch KI, người ta có thể dùng một trong những hoá chất nào sau đây ?
A O3.
B Hồ tinh bột.
C Vôi sữa.
D AgNO3/NH3.
Câu 5
muốn phân biệt các kim loại Cu, Be, Mg, người ta có thể dùng hoá chất nào sau đây để phân biệt chúng ?
A Dung dịch H2SO4 loãng.
B Dung dịch NH 3.
C Dung dịch KOH.
D A và C đều đúng.
********************
Bài 11
Câu 1
Chỉ dùng thêm một hoá chất nào sau đây có thể phân biệt được các dung dịch NaCl, H2SO4, BaCl2, KOH.
A Phenolphtalein.
B Không cần thêm hoá chất nào khác.
C Kim loại Al.
D Không xác định được.
Câu 2
Có thể nhận biết được 3 chất rắn đựng trong 3 lọ mất nhãn: CaO, MgO, Al2O3 bằng hoá chất nào sau đây:
A HNO3 đặc.
B H2O.
C NaOH đặc.
D Al2(SO4)3đặc.
Câu 3
Để phân biệt ba dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, CaCl2, người ta dùng theo thứ tự những hoá chất nào sau đây?
A Dung dịch NaOH, dung dịch Na2CO3.
B Dung dịch Na2CO3, dung dịch KOH.
C Dung dịch Ba(OH)2, dung dịch Na2CO3.
D A, C đúng.