Câu 1: Chất trung tính là chất
A. vừa thể hiện tính axit, vừa thể hiện tính bazơ.
B. không thể hiện tính axit và tính bazơ.
C. chỉ thể hiện tính axit khi gặp bazơ mạnh.
D. chỉ thể hiện tính bazơ khi gặp axit mạnh.
Câu 2: Dung dịch natri axetat trong nước có môi trường
A. axit.
B. bazơ.
C. lưỡng tính.
D. trung tính.
Câu 3: Trong phản ứng HSO
4- + H2O --> SO
42- + H
3O+ thì H2O đóng vai trò là
A. axit.
B. bazơ.
C. chất khử.
D. chất oxi hóa.
Câu 4: Lượng nước cần thêm vào V lít dung dịch HCl có pH = 3 để thu được dung dịch HCl có pH = 4 là
A. 4V.
B. 7V.
C. 9V.
D. 10V.
Câu 5: Có 10 dung dịch NaCl, NH4Cl, AlCl3, Na2S, C6H5ONa, Na2CO3, KNO3, CH3COONa, NaHSO4, Fe2(SO4)3. Số lượng dung dịch có pH < 7 là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 6: Hoà tan 4 chất sau với cùng số mol vào nước để được 4 dung dịch có thể tích bằng nhau: C2H5ONa, C6H5ONa, CH3COONa, CH3NH2. Dung dịch có pH lớn nhất là dung dịch tạo từ
A. C2H5ONa.
B. C6H5ONa.
C. CH3COONa.
D. CH3NH2.
Câu 7: Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol, pH của 2 dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là
A. x < y.
B. x > y.
C. x = y.
D. x =< y.
Câu 8: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng axit-bazơ ?
A. 2HCl + Ca(OH)2 --> CaCl 2 + 2H2O
B. HCl + AgNO3 --> AgCl + HNO3
C. 2HNO3 + CuO --> Cu(NO3)2 + H2O
D. 2KOH + CO2 --> K2CO3 + H2O.
Câu 9: Dung dịch NaOH và dung dịch CH3COONa có cùng pH, nồng độ mol/l của 2 dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là
A. x < y.
B. x > y.
C. x = y.
D. x =< y.
Câu 10: Trộn lẫn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M với 100 ml dung dịch HCl 0,5 M được dung dịch A. Thể tích (ml) dung dịch H2SO4 1M vừa đủ để trung hoà dung dịch A là
A. 250.
B.50.
C. 25.
D. 150.
Câu 11: Al, Al2O3, Al(OH)3 đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Vậy chất lưỡng tính là
A. cả 3 chất.
B. Al và Al2O3.
C. Al2O3 và Al(OH)3.
D. Al và Al(OH)3.
Câu 12: Trộn 100ml dung dịch KOH có pH = 12 với 100 ml dung dịch HCl 0,012M thu được dung dịch X. pH của dung dịch X là
A. 3.
B. 4.
C. 8.
D. 10.
Câu 13: Cho CO2 tác dụng với NaOH trong dung dịch với tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Dung dịch thu được có pH
A. bằng 7.
B. lớn hơn 7.
C. nhỏ hơn 7.
D. bằng 14.
Câu 14: Cho một ít chất chỉ thị quỳ tím vào dung dịch NH3 thu được dung dịch X. Thêm từ từ tới dư dung dịch NaHSO4 vào dung dịch X. Màu của dung dịch X biến đổi như sau:
A. từ màu đỏ chuyển dần sang màu xanh.
B. từ màu xanh chuyển dần sang màu đỏ.
C. từ màu xanh chuyển dần sang màu tím.
D. từ màu đỏ chuyển sang không màu.
Câu 15: AlCl3 trong dung dịch nước bị thuỷ phân. Nếu thêm vào dung dịch này một trong các chất sau thì chất nào làm tăng cường sự thuỷ phân của AlCl3?
A. Na2CO3.
B. NH4Cl.
C. Fe2(SO4)3.
D. KNO3.
Câu 16: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước, được 300ml dung dịch Y. Dung dịch Y có giá trị pH là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 17: Trộn 200ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/lít thu được m gam kết tủa và 500ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của a và m tương ứng là
A. 0,1; 2,33.
B. 0,15; 2,33.
C. 0,2; 10,48.
D.0,25; 10,48.
Câu 18: Cho rất từ từ dung dịch A chứa 2x mol HCl vào dung dịch B chứa x mol K2CO3. Sau khi cho hết A vào B và đun nhẹ để đuổi hết khí ta được dung dịch C. Dung dịch C có
A. pH = 7.
B. pH > 7.
C. pH < 7.
D. pH =< 7.
Câu 19: Phản ứng thuỷ phân các muối là phản ứng trao đổi
A. proton.
B. nơtron.
C. electron.
D. hạt nhân.
Câu 20: Cho các muối tan sau: NaCl, AlCl3, Na2S, KNO3, K2CO3, Fe2(SO4)3, CH3COONa. Số lượng muối bị thuỷ phân là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 21: Cho V lít dung dịch Ba(OH)2 0,025M vào 100ml dung dịch gồm HNO3 và HCl (có pH = 1), thu được dung dịch có pH =2. Giá trị của V là
A. 0,60.
B. 0,45.
C. 0,30.
D. 0,15.
Câu 22: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng axit – bazơ?
A. HCl + AgNO3 --> AgCl + HNO3.
B. 3FeO + 10HNO3 --> 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O.
C. 2Al + 2H2O + 2NaOH --> 2NaAlO2 + 3H2.
D. CaCO3 + 2HNO3 --> Ca(NO3)2 + CO2 + H2O .
Câu 23: Khi hoà tan Na2CO3 vào nước thu được dung dịch có môi trường
A. axit.
B. bazơ.
C. lưỡng tính.
D. trung tính.
Câu 24 (A-07): Cho các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số lượng chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 25 (B-07): Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa
A. NaCl, NaOH.
B. NaCl.
C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2.
D. NaCl, NaOH, BaCl2.
Câu 26 (B-07): Dãy gồm các chất đều làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là
A. anilin, metylamin, amoniac.
B. amoni clorua, metylamin, natri hiđroxit.
C. metylamin, amoniac, natri axetat.
D. anilin, amoniac, natri hiđroxit.
Câu 27: Cho 2,81 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 500 ml dung dịch H2SO4 0,1 M rồi cô cạn dung dịch thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 3,81.
B. 4,81.
C. 6,81.
D. 5,81.
Câu 28: Lượng nước cần thêm vào V lít dung dịch NaOH có pH = 12 để thu được dung dịch HCl có pH = 11 là
A. 4V.
B. 7V.
C. 9V.
D. 10V.
Câu 29 (A-07): Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả sử, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li)
A. y = 100x.
B. y = x – 2.
C. y = 2x.
D. y = x + 2.
Câu 30 (A-07): Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Khi cho nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiệnkết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là
A. V = 11,2(a-b).
B. V = 22,4(a+b).
C. V = 11,2(a+b). D.
V = 22,4(a-b).
Câu 31: Cho phản ứng sau: NH3 + HOH
NH
4+ + OH-. Hằng số phân ly bazơ (Kb) được tính theo biểu thức:
Câu 32 (B-07): Cho 4 phản ứng:
(1) Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2
(2) 2NaOH + (NH4)2SO4 --> Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
(3) BaCl2 + Na2CO3 --> BaCO3 + 2NaCl
(4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 --> Fe(OH)2 + (NH4)2SO4
Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit – bazơ là
A. (2), (3).
B. (1), (2).
C. (3), (4).
D. (2), (4).
Câu 33: Cho phản ứng sau: CH3COOH + H2O CH3COO- + H3O+. Hằng số phân li axit (Ka) được tính theo biểu thúc sau:
Câu 34 (B-07): Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M, thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 7.
B. 6.
C. 1.
D. 2.