Diễn đàn kiến thức
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN KIẾN THỨC
----------------------------------------------------------

- Mời bạn đăng nhập (Bạn đã đăng ký)
- Mời bạn đăng ký (Bạn chưa đăng ký)

Hỗ trợ diễn đàn trực tuyến:
------------------------------
Yahoo: prince_digan
Email: prince_digan@yahoo.com

Cảm ơn bạn đã ghé thăm diễn đàn học tập , Chúc bạn có những giây phút thư giản và có nhiều điều thú vị khi tham gia diễn đàn.
Diễn đàn kiến thức
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN KIẾN THỨC
----------------------------------------------------------

- Mời bạn đăng nhập (Bạn đã đăng ký)
- Mời bạn đăng ký (Bạn chưa đăng ký)

Hỗ trợ diễn đàn trực tuyến:
------------------------------
Yahoo: prince_digan
Email: prince_digan@yahoo.com

Cảm ơn bạn đã ghé thăm diễn đàn học tập , Chúc bạn có những giây phút thư giản và có nhiều điều thú vị khi tham gia diễn đàn.
Diễn đàn kiến thức

Nơi hội tụ nhân tài
 
Trang ChínhportalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
451 Số bài - 69%
Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_lcapĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Voting_barĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_rcap 
Ken (451)
45 Số bài - 7%
Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_lcapĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Voting_barĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_rcap 
123456789 (45)
37 Số bài - 6%
Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_lcapĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Voting_barĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_rcap 
Ħüγêņ♥¶ŗąŋĢ♥ (37)
29 Số bài - 4%
Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_lcapĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Voting_barĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_rcap 
tiengviet (29)
27 Số bài - 4%
Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_lcapĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Voting_barĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_rcap 
Trạng_Lượng (27)
19 Số bài - 3%
Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_lcapĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Voting_barĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_rcap 
boy_kute (19)
14 Số bài - 2%
Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_lcapĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Voting_barĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_rcap 
phuongnho6768 (14)
14 Số bài - 2%
Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_lcapĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Voting_barĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_rcap 
sunfire (14)
13 Số bài - 2%
Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_lcapĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Voting_barĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_rcap 
tuquynh (13)
7 Số bài - 1%
Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_lcapĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Voting_barĐặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Vote_rcap 
boy_lazy (7)

Các bài gửi mới nhấtNgười gửi cuối
tuquynh
tuquynh
Ħüγêņ♥¶ŗąŋĢ♥
Ħüγêņ♥¶ŗąŋĢ♥
Ken
phuongnho6768
phuongnho6768
tuquynh
tuquynh
phuongnho6768
phuongnho6768
phuongnho6768
phuongnho6768
phuongnho6768
phuongnho6768

Share|

Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Icon_minitimeWed Mar 03, 2010 12:08 pm

Ken
Cười mới là người

Lập trình viên

Ken

Lập trình viên

https://study.0wn0.com
Giới tính Nam
Gemini
Pig
Bài gửi : 451
Điểm kinh nghiệm : 2424
Cảm ơn : 9
Sinh nhật : 20/06/1995
Join date : 10/01/2010
Tuổi : 28
Đến từ : Đăk lăk
Sở thích : Đi bộ ngao du
Hài hước : Cười mới là người
Huy chương : Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. 2-1310Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. 2-1510Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. 33585828Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. 76141145

Bài gửiTiêu đề: Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian.

ĐẶC TÍNH MỞ CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN.


Văn học dân gian trong quá trình lưu hành, không tồn tại dưới hình thức văn bản. Tuy nhiên, các nhà sưu tầm đã làm cho văn học dân gian tồn tại từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh. Dưới hình thức văn bản sưu tầm, văn học dân gian được cố định bởi chữ viết (có thể là chữ Hán, chữ Nôm hoặc chữ Quốc ngữ). Mặc dù được cố định hóa, văn học dân gian vẫn còn mang đặc tính riêng khác hẳn với các sáng tác văn học viết. Đó là tính mở của tác phẩm khi tồn tại dưới hình thức văn bản.

Điều mà các nhà nghiên cứu, sưu tầm đã thấy được từ lâu, nhưng chưa khẳng định đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian khi tồn tại dưới hình thức văn bản, đó là việc tìm ra các dị bản của cùng một tác phẩm. Mỗi tác phẩm văn học dân gian tồn tại thông qua các dị bản. Có thể nêu ra một định nghĩa về dị bản như sau: Các dị bản của cùng một tác phẩm văn học dân gian là những văn bản sưu tầm được từ trong đời sống, giống nhau về chủ đề và các nội dung chính. Như vậy các văn bản sưu tầm không có các nội dung chính và không có cùng chủ đề với nhóm văn bản trên, sẽ thuộc về một tác phẩm khác, mặc dù nó vẫn còn nhiều chỗ giống với nhóm văn bản trên. Ví dụ, ca dao người Việt có các bài giống nhau:

1- Cô kia cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
Sang đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này: cô lấy anh chăng ?

2- Cô kia cắt cỏ bên sông
Muốn ăn sung chín thì lồng sang đây
Sang đây anh bấm cổ tay
Anh hỏi câu này: có lấy anh chăng ?

3- Cô kia cắt cỏ một mình
Cho anh cắt với chung tình làm đôi
Cô còn cắt nữa hay thôi ?
Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng.
Trong ba bài ca dao trên, chúng ta thấy ngay bài thứ nhất và thứ hai có cùng chủ đề (chàng trai tỏ tình một cách vui nhộn) và các nội dung chính (mời gọi cô gái sang, hỏi một cách sấn sổ). Hai bài này chỉ khác nhau một vài từ (nhãn- sung chín, nắm- bấm, cô- có). Chắc chắn đây là các dị bản của cùng một bài ca dao, có thể lấy tiêu đề là bài “Cô kia cắt cỏ bên sông”.

Bài ca dao thứ ba giống hai bài trên ở hình ảnh cô gái cắt cỏ, chàng trai chủ động tỏ tình nhưng chủ đề đã khác, không còn là sự tỏ tình vui nhộn nữa mà là tỏ tình một cách nghiêm trang. Nội dung chính của bài thứ ba cũng khác với hai bài trên, không có sự mời gọi, không có hành vi sấn sổ. Bài ca này là một tác phẩm khác, không phải là dị bản của bài “Cô kia cắt cỏ bên sông”. Nó có thể được đặt tên là bài “Cô kia cắt cỏ một mình”.

Hiện tượng dị bản khá phổ biến trong văn học dân gian và hiển nhiên nó là biểu hiện của tính mở. Tuy vậy, dị bản không phải là sự biểu hiện đầy đủ tính mở của tác phẩm văn học dân gian sau khi được ghi lại dưới hình thức văn bản. Về phương diện lý luận, có thể khái quát các hình thức biểu hiện của tính mở như sau:

1. Thay đổi từ hoặc cụm từ giữa các dị bản

Trường hợp các bài ca dao thứ nhất và thứ hai là sự thay đổi từ hoặc cụm từ. Sự

thay đổi này không đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chủ đề tác phẩm. Nó không mang tính quy luật mà chỉ là sự ngẫu hứng. Tuy nhiên, sự thay đổi đó cũng tạo nên những giá trị thẩm mỹ nhất định. Đọc bài ca số 1 trong ví dụ nêu trên, chúng ta thấy câu “Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây” rõ ràng có hiện tượng chơi chữ. Từ “nhãn lồng” (một loại nhãn ngon nổi tiếng ở Hưng Yên) được tách làm hai bởi chữ “thì”. Còn ở bài ca dao số 2, “sung chín” đã thay thế “nhãn lồng”. Tín hiệu thẩm mỹ này lại tạo ra một ý nghĩa khác: “sung” là trái sung nhưng cũng tượng trưng cho sự sung túc, sung sướng về vật chất. Cả hai trường hợp đều mang ý nghĩa mời gọi nhưng lại khác nhau về nội dung cụ thể.

Sự ngẫu hứng này đã được các nhà sưu tầm hết sức trân trọng bới vì những tín hiệu thẩm mỹ, sau khi được tập hợp lại, sẽ cho những kết luận khoa học có giá trị về sự biến đổi của một tác phẩm văn học dân gian trong quá trình lưu truyền.

2. Thêm từ hoặc cụm từ vào các dị bản

Hình thức này mang tính lôgic nội tại nhiều hơn là sự ngẫu hứng ở trên. Nó là

kết quả của yêu cầu từ phía nội dung thể hiện. Ở đây, chúng tôi chú ý đến hiện tượng lục bát biến thể trong ca dao:

1. Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thập cửu đèo cũng qua.

2. Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát thập cửu đèo cũng qua.

3. Đèo nào cao cho bằng đèo Cây Cốc
Dốc nào cao cho bằng dốc Xuân Đài
Anh thương em thương huỷ thương hoài
Dù em có chốc, có sài, anh vẫn thương

4. Đèo nào cao……Thương huỷ thương hoài
Dù em có ghẻ, có lở, có chốc, có sài, anh vẫn thương.
Qua bốn ví dụ nêu trên, chúng ta thấy dường như hình thức của bài ca dao 1 và 3 không chứa được hết nội dung cần chuyển tải. Tình cảm trong lòng chàng trai, cô gái dâng trào đến mức không thể chịu nổi cái khung thông thường của một dòng thơ lục bát hay song thất lục bát. Nó cần phải được nhấn mạnh hơn nữa, và việc bổ sung từ hoặc cụm từ vào văn bản đã diễn ra như là một sự tất yếu. Đó chính là quy luật tương tác giữa nội dung và hình thức thể hiện trong tác phảm nghệ thuật ngôn từ.

Trong thơ ca dân gian, mặc dù tính cố định của ngôn ngữ tương đối rõ song hình thức biểu hiện 1 và 2 của tính mở đã xuất hiện không ít. Trên đây chỉ là một vài ví dụ. Còn trong các thể loại truyện kể dân gian, sự thay đổi từ ngữ, thêm bớt từ ngữ ở các dị bản của cùng một tác phẩm là hết sức phổ biến. Tuy vậy, đối với các dị bản của truyện kể dân gian, không phải bất cứ sự thay đổi hoặc bổ sung từ ngữ nào cũng trở thành những tín hiệu thẩm mỹ có giá trị. Chỉ có sự thay đổi, bổ sung từ ngữ liên quan đến hành động của nhân vật mới đáng được chú ý vì trong truyện kể dân gian, hệ thống hành động của nhân vật liên quan trực tiếp tới việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

3. Mở rộng nội dung và hình thức tác phẩm

Kết quả sưu tầm, ghi chép các dị bản cho chúng ta thấy một hình thức tồn tại tự do hơn của tác phẩm văn học dân gian: nó được mở rộng về nội dung và hình thức.

Chúng ta hãy khảo sát bài ca dao sau:

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công (tiếc công?) bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu, nắm nem
Mảng vui quên hết lời em dặn dò
Bài ca dao này đã trọn vẹn về ý nghĩa, song vẫn có dị bản được ghi tiếp:

Gánh vàng đi đổ sông Ngô
Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương.
Một dị bản khác lại tiếp:

Vào chùa thắp một tuần hương
Miệng khấn tay vái bốn phương chùa này.
Và lại tiếp nữa:

Chùa này có một ông thầy
Có hòn đá tảng có cây ngô đồng
Cây ngô đồng không trồng mà mọc
Rễ ngô đồng rễ dọc rễ ngang.
Tiếp nữa:

Quả dưa gang trong vàng ngoài trắng
Quả mướp đắng trong trắng ngoài xanh.
Dường như bài ca dao “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa” vẫn còn bỏ lửng, không có điểm dừng, không có câu kết. Dường như nhân vật trữ tình đi lang thang trong một tâm trạng bất định. Một vài nhà nghiên cứu đã đi tìm tính thống nhất trong chủ đề của bài ca dao này nhưng không thành công. Chúng tôi cho rằng, đây là một bài hát ru. Mục đích của hát ru là để cho trẻ em ngủ, vì vậy, nó cần được kéo dài để thực hiện chức năng này khi đứa trẻ chưa ngủ yên. Bài ca dao đã được mở rộng không phải tại một thời điểm mà trong các thời điểm khác nhau, thậm chí có thể ở những địa phương khác nhau.

Trường hợp thứ hai là một truyền thuyết nổi tiếng có tiêu đề “Rùa vàng” hoặc “An Dương Vương”. Câu chuyện có hai phần khác nhau, gần như có thể tách rời nhau để tồn tại độc lập. Phần thứ nhất kể về việc An Dương Vương xây Loa Thành, phần thứ hai kể về mối tình Mỵ Châu, Trọng Thuỷ. Chúng tôi cho rằng, phần thứ hai là sự mở rộng sau này, không được sáng tác vào cùng một thời điểm với phần thứ nhất.

Trong truyện dân gian, việc mở rộng nội dung không chỉ là bổ sung những đoạn, những phần mới. Nó còn là sự mở rộng thêm những tầng (những lớp ý nghĩa). Vì vậy, khi phân tích, ta thấy trong cùng một truyện, có tầng nghĩa rất cổ và tầng nghĩa rất mới. Ví dụ, trong truyện “Sự tích đá Vọng Phu”, tầng nghĩa cổ nhất là sự chuyển biến từ tình trạng hôn nhân nội tộc sang hôn nhân ngoại tộc. Anh em lấy nhau là nội tộc hôn, điều đó không được xã hội hôn nhân ngoại tộc chấp nhận. Tấn bi kịch gia đình đã xảy ra. Sự tan vỡ của gia đình nội tộc hôn là một tất yếu lịch sử. Tuy vậy, “Sự tích đá Vọng Phu” lại là câu chuyện đề cao lòng chung thuỷ, nghĩa vợ chồng. Đây là tầng nghĩa thứ hai, mới hơn tầng nghĩa thứ nhất. “Sự tích đá Vọng Phu” còn là bài ca phản đối chiến tranh phi nghĩa thời phong kiến. Người chồng đã đầu quân, để lại người vợ ở nhà với nỗi buồn hóa đá. Tầng nghĩa này chắc chắn chỉ được bổ sung vào trong thời kỳ phong kiến, khi có những cuộc nội chiến xảy ra.

4. Các cách hiểu khác nhau về cùng một tác phẩm hay một chi tiết trong tác phẩm

Tính mở của tác phẩm văn học dân gian không chỉ được hiện hữu trong câu, từ, nội dung phản ánh mà còn từ phía người tiếp nhận. Tác phẩm văn học dân gian, hơn ở đâu hết, được người đọc, người nghe tiếp nhận đa chiều, có thể theo hướng đúng, sai, tốt, xấu, thậm chí có sự cố tình xuyên tạc. Ví dụ:

Lì xì như chì đổ lỗ
Câu tục ngữ trên có thể hiểu như sau:
Người ít nói, nhìn mặt thấy khó cảm tình.
Chì đang sôi, đổ vào khuôn thường có tiếng kêu lì xì.
Chỉ người đang bực dọc, nói lẩm bẩm một điều gì không ai nghe rõ.
Có lẽ tục ngữ là thể loại được tiếp nhận đa chiều nhiều nhất. Tuy nhiên, tác phẩm thuộc các thể loại khác cũng không phải không có những cách hiểu khác nhau.

Chi tiết Tấm dội nước sôi giết Cám, lấy xác làm mắm gửi cho gì ghẻ ăn là một ví dụ tiêu biểu. Những cách hiểu và sự phản ứng ngược chiều nhau của người đọc đã diễn ra từ lâu, nhưng thường xuyên hơn là trong thời đại của chúng ta, tuy vậy, truyện cổ tích Tấm Cám vẫn tồn tại sừng sững nhiều trăm năm nay. Dân gian không chịu lược bỏ chi tiết này, chỉ có các nhà khoa học là vi phạm nguyên tắc khi cắt bỏ nó trong một vài ấn phẩm như cắt rời một phần máu thịt từ một cơ thể sống.

Đa số tác phẩm văn học dân gian thuộc các thời đại đã qua, càng cổ xưa thì nhiều chi tiết, hình ảnh, hình tượng càng trở nên khó hiểu. Người đời phải dùng sự hiểu biết chủ quan để phân tích, lý giải các “trầm tích văn hóa”. Vì thế, sự khác nhau trong cách hiểu đối với những trường hợp này là không thể tránh khỏi.

Trên đây là bốn biểu hiện của tính mở của văn bản tác phẩm văn học dân gian. Như vậy, tính mở là một phạm trù mỹ học, phản ánh quá trình tồn tại của tác phẩm văn học dân gian trong đời sống thực tế. Nó là hệ quả từ sáng tác tập thể và phương thức truyền miệng của văn học dân gian.

PGS - TS Trần Đức Ngôn

Tìm hiểu thêm [You must be registered and logged in to see this link.]
[You must be registered and logged in to see this link.]
(Nguồn: Sưu tầm)

Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Đặc tính mở của tác phẩm văn học dân gian. Collapse_theadQuyền hành của bạn
Bạn không có quyền trả lời bài viết
BB code đang Mở
Hình vui đang Mở
HTML đang mở
Diễn đàn kiến thức :: Mảng xã hội :: Kiến thức Văn học :: Văn học dân gian-
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất